Sử dụng nhà vệ sinh công cộng có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nắm bắt những quy tắc này, sẽ giúp bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ đó
Trong tổng số lần chúng ta di chuyển ra ngoài, chắc hẳn sẽ có nhiều lần phải sử dụng những nhà vệ sinh công cộng, dưới đây là “6 quy tắc khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng“, hãy nắm rõ nhé.
Một sự thật rất ít người để ý, mỗi người sử dụng nhà vệ sinh công cộng đều muốn có một không gian riêng tư thoải mái nhất. Phòng vệ sinh được xem là riêng tư nhất, thoải mái nhất không đâu khác ngoài phòng cuối cùng của dãy, tính từ cửa vào. Chính vì điều này, lựa chọn một phòng vệ sinh để giải quyết không thể không quan tâm đến phòng đầu tiên.
Những phòng vệ sinh được quá nhiều người sử dụng, chúng tiềm tàng những nguy cơ gây bệnh, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chính vì điều này, nguyên tắc đầu tiên là lựa chọn một buồng vệ sinh ít người sử dụng nhất.
Nắp hay bệ bồn cầu luôn trông có vẻ sạch sẽ, những thực chất chúng chứa khá nhiều vi khuẩn, còn nhiều hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra. Theo thống kê, có khoảng 50.000 vi sinh vật trên diện tích 6 cm2 của bề mặt bồn cầu. Một con số đáng kinh ngạc đúng không?
Bồn rửa còn mang khối lượng vi sinh vật kinh khủng hơn nữa, sau khi rửa tay, chúng ta nên tránh tiếp xúc trực tiếp tay với bồn rửa nhé.
Không cần đến các chuyên gia chắc hẳn bạn cũng đã biết mật độ vi sinh vật trên sàn nhà vệ sinh nó lớn đến mức nào rồi. Những vi sinh vật có thể bám trên bề mặt các vật dụng đặt không đúng chỗ. Những vi sinh vật đó sẽ len lỏi lên tay và lên các bộ phận khác của cơ thể.
Nếu trong phòng vệ sinh không có móc để móc các vật dụng, chúng ta có thể đặt tạm lên trên bồn chứa nước của bồn cầu nhé.
Nhiều người vẫn thực hiện việc lót giấy vệ sinh trên bề mặt bồn cầu để cách li da tiếp xúc với chúng, từ đó giảm thiểu việc xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh. Chưa chắc rằng điều đó là đúng, theo nhận định của một số chuyên gia:
Theo chuyên gia thuộc phòng nghiện cứu đại học Arizona, “Kelly Reynolds” đã chứng minh rằng việc lót giấy vệ sinh trên bề mặt bồn cầu với mục đích phòng tránh nhiễm khuẩn không có tác dụng thực tiễn nhưng chỉ có tác dụng tâm lý.
Nút xả nước của nhà vệ sinh công cộng không cần nói chắc mọi người cũng biết rằng chúng chứa đựng rất nhiều vi khuẩn (mỗi người sử dụng nhà vệ sinh đều phải đụng đến nó trước khi đi rửa tay, nên chúng được xếp vào khu vực bẩn nhất trong nhà vệ sinh).
Nếu có đem theo giấy, chúng ta nên tiếp xúc thông qua miếng giấy đó để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ổ vi khuẩn gây bệnh.
Tư thế đúng khi sử dụng bồn cầu là như thế nào?
Gần như 90% mọi người ngồi trong bồn cầu với tư thế vuông góc giữa chân và đùi, còn 9% là ngồi xổm. Tính ra đến 99% số người ngồi sai cách đúng không? Nhiêu người nghĩ rằng, ngồi tư thế vuông góc có gì là sai chứ?. Theo các nhà khoa học chuyên khoa xương chậu của đại học Stanford (nước Mỹ), với tư thế vuông góc cơ hậu môn bị bóp lại và việc để chất thải ra sẽ bị ứ đọng, khi đó chúng ta cần nhiều sức hơn để thực hiện gây áp lực lên các bộ phận như ruột, hậu môn, tá tràng phát sinh nhiều bệnh khó nói.
Tư thế chuẩn mực được các nhà khoa học khuyên là tư thế ngồi góc 35 độ hợp giữa chân và đùi, với tư thế này việc giải quyết nỗi buồn được diễn ra một cách thuận tiện nhất. Để tạo được góc 45 độ, chúng ta sử dụng một chiếc ghế nhỏ hoặc chiếc ghế thiết kế riêng cho việc đi vệ sinh.
Trong nhà vệ sinh (hay nhà vi khuẩn), là nơi ở của hàng triệu triệu vi khuẩn, nếu không nói chắc ai cũng hiểu rằng cần rửa tay thật kỹ bằng xà phòng trước khi rời bỏ nơi đó.
Hi vọng với những thông tin do vệ sinh Nguyên Phát cung cấp, có thể góp phần vào công việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm: